Việc cân bằng axit kiềm là yếu tố cực kỳ quan trọng cần thiết để đạt
được và duy trì sức khỏe tốt. Sự mất cân bằng axit -kiềm (cân bằng
Âm-Dương) có thể dẫn đến bệnh kể cả ung thư, ngày nay, phần lớn là do
thói quen ăn uống những thức ăn chế biến làm mất đi nhiều chất dinh
dưỡng.
Sự cân bằng axit-kiềm là cân bằng giữa số lượng axit và kiềm được
tìm thấy trong chất lỏng của cơ thể như máu, nước bọt, nước tiểu và các
mô. Tỉ số từ axit lên đến kiềm được xác định bằng cách đo độ pH. Khi tỉ
số này được cân bằng, thì sức khỏe ở trong tình trạng tốt. Khi nó không
cân bằng, hoặc quá axit hoặc quá kiềm, thì người ta dễ mắc bệnh. Thang
điểm cùa pH là từ 0 đến 14. pH=7 được xem là trung tính (không axit
không kiềm). pH nhỏ hơn 7 chỉ tình trạng axit, pH lớn hơn 7 chỉ tình
trạng kiềm.
Để khỏe mạnh và phát triển, các chất hóa học trong máu
cần ở mức kiềm nhẹ (độ lý tưởng là pH 7.4). Khi pH trong máu quá xa bên
dưới hoặc trên con số này và duy trì như vậy, điều không thể tránh khỏi
là bạn sẽ mắc bệnh. Một số người bị bệnh mãn tính có độ pH trong máu là
quá kiềm. Tuy nhiên, phần đông là do quá axít. Điều này đặc biệt đúng
đối với đại đa số người bị ung thư. Quá nhiều axit trong máu mãn tính
làm thay đổi môi trường đưa đến tình trạng giảm nồng độ oxy và tiếp tay
với các vi sinh vật không lành mạnh, bao gồm cả tế bào ung thư và khối
u (bướu).
Không phải tất cả các bộ phận trong cơ thể hoạt động với cùng một độ pH. Đó là vì các cơ quan, các mô, các chất lỏng khác nhau trong cơ thể thì hành chức năng tối ưu tương ứng với độ axit hay kiềm phù hợp với chúng.
Từng
vùng của cơ thể, phản ứng của nhiều hóa chất và enzyme xảy ra. Các phản
ứng này như Tạo Hóa đã đặt định, được thực hiện trong một khoảng pH hẹp
của chúng, mà sự thay đổi nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chức
năng và năng lượng của cơ thể.
Nước bọt và nước tiểu có khoảng pH rộng, nhưng sức khỏe vẫn được
duy trì bao lâu mức này không vượt qúa xa giới hạn. pH trong máu, ngược
lại phải được duy trì trong một khoảng hẹp.
Hiệu ứng có hại của axit – kiềm khi mất cân bằng
Khi độ pH mất cân bằng trong một thời gian dài, môi trường bên
trong cơ thể sẽ trở nên quá axit hay quá kiềm. Ngày nay do chế độ ăn
uống, người ta bị nhiều axit hơn là nhiều kiềm.
Khi axit cứ tiếp tục xây dựng cho đến điểm mà cơ thể không thể
trung hòa hay đào thải thành công được nữa, nhiều vấn đề cho sức khỏe
xảy ra như bệnh tật, ngay cả tử vong. Các vấn đề khác liên quan đến
nhiễm axit bao gồm lão hóa nhanh, mất nhiều chất khoáng dự trữ trong
cơ thể, giảm lượng oxy trong máu, mệt mỏi, hoạt động của enzyme kém,
viêm và tổn thương các cơ quan, các vi sinh vật có hại gia tăng như vi
rút, vi khuẩn, nấm (fungus), nấm mốc (mold), nấm men (yeast, bao gồm
cả Candida).
Lão hóa nhanh : tình
trạng lão hóa sớm đang phổ biến trong xã hội chúng ta. Tình trạng này
có thể do nhiều yếu tố như sự tích tụ độc tố của môi trường ô
nhiễm trong cơ thể, căng thẳng (stress), và thiếu dinh dưỡng. Những yếu
tố này cũng có thể ảnh hưởng đến độ pH, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.
Khi các tế bào liên tục tiếp xúc với một môi trường quá axit, cấu
trúc của tế bào có thể trở nên thay đổi, làm chúng mất
tính mất tính toàn vẹn.
Khi nhìn dưới kính hiển vi, các tế bào này thay vì tròn và có vỏ
bọc dầy và mạnh, thì lại cong và biến dạng, với vỏ tế bào mỏng và yếu.
Ngoài ra, chức năng của chúng bị giảm sút, kể cả khả năng giao tiếp với
các tế bào khác. Dần dần, tình trạng suy thoái này làm cho tế bào
hư hỏng. Chúng tìm cách sửa chữa và tái sinh bằng cách sản xuất các
protein cần thiết cho quá trình này. Theo thời gian, chúng có thể
trở thành tế bào ung thư.
Giảm chức năng não. Môi
trường nhiều axit cũng có thể làm giảm chức năng não. Khi tế bào thần
kinh không thể hoạt động đúng thì các triệu chứng như suy nhược thần
kinh, hay quên, rối loạn tiền đình có khuynh hướng xảy ra.
Mất chất khoáng dự trữ. Khi
cơ thể nhiều axit, nó lấy chất khoáng kiềm dự trữ để bù vào hay trung
hòa chất axit dư thừa. Việc này dường như không gây vấn đề, nhưng với
tình trạng axit mãn tính, việc mất nhiều chất khoáng như calcium,
potassium, và magnesium có thể ảnh hưởng đến bất cứ cơ quan nào trong
cơ thể nhất là xương và răng.
Răng trở nên dễ sứt mẻ, gẫy và nhạy cảm với thực phẩm nóng và
lạnh, dễ bị sâu răng. Trê em ngày nay bị sâu răng, mất răng nhiều vì
thường xuyên ăn các thực phẩm tạo axit như bánh ngọt, cereal có đường,
sô-đa và thức ăn nhanh chế biến.
Ngoài ra còn làm cho da trở nên khô và nứt nẻ, tóc dễ gẫy và thưa, nướu răng nhạy cảm dễ chảy máu.
Giảm lượng oxy trong máu. Môi
trường axit làm giảm oxy trong máu, các tế bào, mô và cơ quan không
nhận đủ lượng oxy nên chức năng cũng giảm sút. Thiếu oxy sẽ cản trở chức
năng sửa chữa tế bào. Thiếu oxy làm suy yếu hoạt động của các
mitochondria (nhà máy năng lượng) và khả năng giao tiếp lẫn nhau của
chúng, hậu qủa là mệt mỏi.
Môi trường thiếu oxy là môi trường tốt cho độc tố và các vi sinh
vật có hại phát triển và sinh sôi nảy nở. Chúng hấp thụ và sử dụng các
chất dinh dưỡng như vitamin, chất khoáng và axit amino. Thế là cơ thể
chúng ta thiếu chất dinh dưỡng để sản xuất các enzymes, hormones, và
nhiều chất sinh-hóa khác để sản xuất năng lượng cho các cơ quan hoạt
động chính đáng và sửa chữa các tế bào. Lượng đường trong máu cũng có
thể bị ảnh hưởng, làm gia tăng mệt mỏi và kém sức chịu đựng.
Vi
sinh vật như nấm men (yeast) và nấm (fungus) cũng có thể làm làm xáo
trộn sự cân bằng điện giải (electrolyte balance), do đó luồng năng lượng
trong cơ thể cũng giảm đi gây mệt mói mãn tính.
Giảm sút hoạt động của enzymes: Enzymes
là những chất hóa học cần thiết cho mọi tiến trình hoạt động của cơ thể
bao gồm cả việc hít thở, tiêu hóa, chức năng của hệ miễn nhiễm, sinh
sản, chức năng của các cơ quan, cũng như nói năng, suy nghĩ, và hành
động. Ngoài ra, khoáng chất, vitamin , và kích thích tố cũng rất cần
enzymes để thực hiện nhiều chức năng khác nhau của chúng.
Cơ thể sản xuất hàng ngàn loại enzymes khác nhau. Mỗi
một enzyme hoạt động như một chất xúc tác cần thiết để kích thích một
phản ứng sinh hóa đặc biệt trong phạm vi pH cụ thể của nó. Nếu mức
pH này bị mất quân bình, như khi cơ thể thừa axit, chức năng enzyme
bị gián đoạn.
Gây viêm và làm tổn thương các cơ quan. Môi
trường thừa axit mãn tính tích lũy trong cơ thể có thể gây thương tổn
cho các mô và cơ quan mà nó tiếp xúc. Nếu không được trung hòa hay thải
trừ, chúng có thể gây tổn thương và làm xơ cứng các mô của cơ quan cũng
như gây viêm.
Thận và da là
hai cơ quan có nhiệm vụ thải trừ axit thừa ra ngoài, có thể đặc
biệt chịu ảnh hưởng khi lượng axit thải trừ lớn hơn khả năng làm việc
cùa chúng. Khi axit tích tụ xảy ra ở da, thì các vấn đề như phát ban,
chàm eczema, vết đốm, và ngứa có thể xảy ra do việc axit đi qua các
tuyến mồ hôi rồi tích tụ ở đó.
Khi axit tích tụ xảy ra ở thận, đường tiểu bị viêm, gây ra cảm
giác đau nóng rát khi đi tiểu. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra, dẫn đến
các bệnh như viêm bàng quang, đi kèm với nhiễm trùng đường tiểu.
Các mô bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ axit có thể bị hư hỏng, lại dễ
bị nhiễm trùng, cho phép các vi sinh vật xâm nhập dễ dàng vào các tế
bào và mô, để rồi chúng có thời gian sinh sản gia tăng quân số trong
vùng bị nhiễm.
Tế bào bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong việc tấn công
và tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập. Trong môi trường axit, hoạt động sản
xuất tế bào bạch huyết bị giảm sức mạnh và giảm quân số nên hệ miễn
nhiễm suy yếu, tạo cơ hội cho bệnh tật phát sinh.
Sự sinh sản của vi sinh vật có hại : Khi
độ pH của máu duy trì ở mức dưới 7,365, dòng máu giống như một đầm lầy
tù đọng trở thành nơi sinh sản cho các vi sinh vật có hại. Điều này xảy
ra vì nhiễm axit làm giảm lượng oxy có sẵn trong máu. Các vi sinh vật phát triển mạnh khi thiếu nồng độ oxy tối ưu. Năm 1931, nhà nghiên cứu Đức, Tiến sĩ Otto Warburg đã được trao giải Nobel cho khám phá của ông rằng các tế bào ung thư không thể tồn tại trong môi trường giàu oxy.
Khi nguồn oxy trong máu bị giảm, các tế bào khác nhau trong cơ thể chuyển đổi cách lấy năng lượng, chúng không lấy được năng lượng mà Dr. Warburg gọi là “nguyên thủy” từ oxy nữa. Chúng xoay qua lấy năng lượng từ quá trình lên men của đường ở dạng glucose. Điều này tạo ra một lượng lớn axit lactic, là sản phẩm của quá trình lên men này. Chính axit lactic lại tiếp tục làm giảm nồng độ oxy trong cơ thể, phá vỡ sự cân bằng axit-kiềm.
Điều
quan trọng rút ra ở đây là sự thiếu oxy trong máu do thừa axit và
sự thiếu oxy do các axit không lành mạnh trong máu gây ra nhiều vấn đề
nghiêm trọng cho sức khỏe trong đó có bệnh ung thư. Bằng cách áp dụng
liệu pháp duy trì sự cân bằng axit-kiềm, tất cả các vấn đề trên có thể
tránh khỏi.
Tình
trạng thiếu oxy khiến các tế bào mất dần chức năng và có khả
năng chuyển sang ung thư cũng tạo cơ hội cho sự phát triển và lan rộng
của vi rút, vi khuẩn, nấm (yeast), nấm mốc (mold), nấm men (yeast kể cả
Candida) trong cơ thể. Các vi sinh vật này sống bằng đường glucose lên
men, mà trong tình trạng khỏe mạnh glucose được dùng để cung cấp năng
lượng. Ngoài ra, chất béo và protein dùng cho sự tái tạo và nhiều chức
năng khác của cơ thể, bị các vi sinh vật có hại đánh cắp sử dụng sự sinh
sôi nảy nở của chúng. Bằng cách này, các vi sinh vật có khả năng lây
lan khắp cơ thể, nhắm mục tiêu vào các cơ quan suy yếu để phá hủy các
mô.
Xác định độ pH
Có nhiều loại để đo độ pH trong cơ thể, chúng ta hãy tập trung
vào hai loại. Loại thứ nhất là đo độ pH qua máu ở tĩnh mạch, loại này
cung cấp số đo chính xác. Loại thứ hai có thể tự đo ở nhà cách dễ dàng
bằng cách dùng giấy quỳ (litmus) đo pH. Mặc dù nó không cho con số chính
xác như loại thứ nhất, nhưng nó cũng cho biết khá rõ sự cân bằng
axit-kiềm của bạn.
Thử máu để đo pH: cách này đòi bạn đến gặp bác sĩ. Bác sĩ lấy máu ở tĩnh mạch và gởi đến phòng thí nghiệm để lấy kết qủa.
Vì
tầm quan trọng của độ pH trong máu cho sức khỏe tổng quát của bạn, xin
đề nghị bạn thử pH trong máu khi đi khám sức khỏe thường lệ mỗi năm. Vì
nó thường không nằm trong danh sách xét nghiệm nên bạn hãy nhớ yêu cầu
bác sĩ điều này.
Giấy quỳ đo pH : Bạn
có thể ra tiệm thuốc tây hay tiệm thảo dược mua cuộn giấy quỳ (litmus)
để tự đo độ pH tại nhà. Giấy sẽ đổi màu khi tiếp xúc với chất axit hay
kiềm. Trong hộp giấy quỳ có kèm một bảng màu sẽ giúp bạn đánh gía độ pH
của bạn.
Bạn có thể dùng giấy qùy đo pH để kiểm tra độ pH của nước bọt và
nước tiểu. Khi cơ thể bạn đang ở trong tình trạng gần với sự cân
bằng axit – kiềm, độ pH nước bọt hay nước tiểu thông thường sẽ trong khoảng 7,0 - 7,5, điều
này cho thấy thận của bạn bài tiết mức bình thường của axit. Nhưng khi
trong nước tiểu chứa nhiều axit hơn mức thông thường thì pH nhỏ hơn 7, có nghĩa là cơ thể bạn nhiều axit. Nếu pH lớn hơn 7,5 có nghĩa cơ thể bạn nhiều kiềm.
Vì
độ pH thay đổi trong ngày do phản ứng đối với loại thực phẩm bạn ăn,
thời gian tốt nhất để đo độ pH là sáng sớm ngay sau lúc bạn thức dậy và
trước khi ăn sáng. Chỉ đơn giản lấy một miếng giấy quỳ và nhúng vào nước
tiểu 2-10 giây, giấy quỳ sẽ đổi màu tùy theo độ pH axit hay kiềm của
bạn.
Hãy nhớ là pH nước bọt và nước tiểu không cho biết chính xác độ
cân bằng axit-kiềm của cơ thể, nhưng nó có thể giúp bạn có nhận thức tốt
hơn về cơ thể bạn nhiễm axit hay kiềm như thế nào. Để có nhận định rõ
hơn vè tình trạng axit-kiềm, tốt nhất là bạn nên đo pH nước tiểu trong 5
buổi sáng sớm liên tiếp. Nếu pH trong khoảng 7,0 – 7,5, cơ thể bạn đang ở trong tình trạng khoẻ mạnh của sự cân bằng axit-kiềm.
Công việc của Bác sĩ Bernardo Majalca
Bác sĩ Bernardo Majalca dạy chúng ta về sự quan trọng của cân
bằng axit-kiềm cho sức khỏe và phòng ngừa ung thư. Bác sĩ nhấn mạnh
việc cần thiết theo chế độ thức ăn kiềm, vừa để phòng ngừa vừa để chiến
thắng ung thư. Các hướng dẫn của ông đã giúp các bệnh nhân tích cực hợp
tác trong việc điều trị ung thư và rất thành công.
GHI CHÚ:
1/ Cách thử pH nước bọt:
Phương
pháp dùng giấy thử độ axit (giấy quỳ, giấy litmus) sẽ cho bạn biết ngay
độ axit hay kiềm trong khoảng từ 5,5 tới 8. Đo độ pH là việc làm đầu
tiên lúc thức dậy và trước khi uống nước hay đánh răng.
- Xé 2-3 cm giấy quỳ thử độ pH
- Đặt giấy trên đầu lưỡi trong 10 giây
- So sánh màu của giấy với màu trên bảng của hộp
- Nếu giấy thử có màu vàng, bạn rất có thể bị ung thư. Đặc biệt nếu độ pH cho biết là 5 hay không thay đổi màu
- Nếu có màu xanh lá cây hay xanh dương, cơ thể bạn nhiều chất kiềm và nguy cơ bị ung thư thì còn xa.
- Nếu có màu xanh lá cây nhạt, nó có thể chỉ dấu hiệu của viêm khớp (dễ chữa)
- Hãy ghi vào hồ sơ độ pH hàng ngày của bạn để theo dõi.
2/ Cách thử pH nước tiểu:
Thực
hiện các bước như trên, ngoại trừ bước thứ ba là nhúng giấy quỳ vào
nước tiểu 1-2 giây rồi đợi giấy đổi màu và so sánh với bảng màu để biết
độ pH của bạn.
- Để có kết quả tốt hơn, bạn lấy nước tiểu của lần đi tiểu thứ hai (trước khi ăn hay uống) để thử.
- Bạn cũng có thể đo pH thêm vài lần nữa trong ngày để xem thực phẩm và các hoạt động thể dục, thể thao, cảm xúc,… tác động thế nào đến độ pH của bạn.
3/ Xem video cách thử pH, dùng que thử (pH testing strip):
4/ Tham khảo thêm :
Đề nghị bạn xem hai video trong đó chính bác sĩ Bernardo giải thích về chế độ ăn uống cân bằng axit-kiềm qua trang web sau đây: